Hệ thống Wifi Mesh là gì? Có nên sử dụng hay không?

Mục lục nội dung

Wifi Mesh là gì? Có nên sử dụng chúng thay thế cho bộ kích sóng Wifi hay không?

Hệ thống Wifi Mesh là gì Có nên sử dụng hay không

1. Wifi Mesh là gì?

Hệ thống Wifi Mesh đã được phát triển từ rất lâu và chúng còn có tên gọi khác là Wifi Whole Home và phương thức hoạt động khác hoàn toàn với những thiết bị phát Wifi khác.

Wifi Mesh hoạt động theo một hệ thống hoàn chỉnh

Thay vì hoạt động độc lập như Modem, Router,… thì Wifi Mesh lại hoạt động theo một hệ thống hoàn chỉnh. Một hệ thống hoàn chỉnh của Wifi Mesh sẽ bao gồm: Bộ định tuyến chính được kết nối trực tiếp với Modem bằng dây mạng LAN và các Module vệ tinh khác thông qua sóng (không cần dây).

Để cho dễ hiểu thì các bạn có thể hình dung như sau: Hệ thống Wifi Mesh sẽ chỉ yêu cầu cấp tín hiệu mạng cho một bộ định tuyến chính và những module vệ tinh mesh còn lại sẽ tự có nhiệm vụ liên kết với bộ định tuyến chính thông qua sóng để tiếp tục kích sóng Wifi sao cho lên tới giới hạn cao nhất.

2. Sự khác biệt giữa Wifi Mesh và bộ kích sóng Wifi

Sự khác biệt giữa Wifi Mesh và bộ kích sóng Wifi

Chắc hẳn khi đọc qua Phần 1 các bạn sẽ thắc mắc là Wifi Mesh khác gì với bộ kích sóng khi cách kết nối của chúng hoàn toàn giống nhau? Sự khác biệt giữa Wifi Mesh và bộ kích sóng Wifi đó chính là sự “đồng nhất”.

Nếu như sử dụng bộ kích sóng Wifi, mạng của các bạn sẽ được chia thành nhiều SSID

Nếu như sử dụng bộ kích sóng Wifi, mạng của các bạn sẽ được chia thành nhiều SSID (tên mạng) và mật khẩu khác nhau tùy theo các bộ kích sóng. Và đặc biệt là chúng không có khả năng tự kết nối trong trường hợp sóng mạng bị yếu và buộc các bạn phải chuyển đổi thủ công bằng tay để kết nối với nguồn tín hiệu tốt hơn.

Hệ thống Wifi Mesh sẽ giúp các bạn khắc phục hoàn toàn các nhược điểm trên khi chúng chỉ sử dụng 1 SSID (tên mạng) và 1 mật khẩu duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc khi các bạn di chuyển vào bất kỳ vùng phủ sóng nào của Wifi Mesh chúng vẫn tự kết nối và có được tín hiệu cao nhất. Bên cạnh đó, Wifi Mesh còn linh hoạt trong việc đưa các thiết bị kết nối đến gần với Module vệ tinh để nhận được tín hiệu tốt hơn. Hệ thống Wifi Mesh cho phép nhiều thiết bị truy cập hơn và ổn định hơn.

3. Ưu nhược điểm của Wifi Mesh

Ưu nhược điểm của Wifi Mesh

Ưu điểm:

  • Hoạt động tự động, giảm thao tác của người sử dụng
  • Tín hiệu ổn định
  • Độ phủ sóng cao
  • Không cần nhiều dây mạng kết nối
  • Thẩm mỹ cao, thiết kế đẹp, dễ dàng treo ở trong nhà
  • Sử dụng chuẩn Wifi cao cấp: 802.11a/b/g
  • Tự động kết nối với các hệ thống khác
  • Rút ngắn quá trình cài đặt và thiết lập thiết bị
  • Không giới hạn số lượng thiết bị mở rộng
  • Không giới hạn số lượng Module vệ tinh Wifi Mesh
  • Khả năng phủ sóng không giới hạn, chỉ cần lắp thêm Module vệ tinh Wifi Mesh là vùng phủ sóng mở rộng

Nhược điểm:

  • Giá thành cao

4. Có nên sử dụng Wifi Mesh hay không?

Trong thực tế, Wifi Mesh luôn là ao ước của những ngôi nhà công nghệ và ngôi nhà thông minh nhờ những hữu ích mà chúng mang lại. Không chỉ có hiệu quả trong việc phủ sóng mạng Wifi cho toàn bộ ngôi nhà, công ty, toàn nhà mà Wifi Mesh còn có khả năng trang trí vô cùng đẹp mắt khi thiết kế của chúng rất đẹp.

Đối với những ngôi nhà rộng, biệt thự, cao ốc thì Wifi Mesh luôn là sự lựa chọn hàng đầu

Đối với những ngôi nhà rộng, biệt thự, cao ốc thì Wifi Mesh luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì chúng có khả năng đồng bộ tốt và phủ sóng xa. Bên cạnh đó, việc xử lý lỗi trên Wifi Mesh cũng đơn giản hơn rất nhiều khi người sử dụng chỉ cần thiết lập trên bộ định tuyến chính là xong.

Tóm lại, nếu các bạn là người dư dả về tài chính thì việc trang bị hệ thống Wifi Mesh cho ngôi nhà của mình là điều rất cần thiết. Trong tương lai Wifi Mesh sẽ phổ biến hơn rất rất nhiều.

Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm đã chia sẻ đến các bạn hệ thống Wifi Mesh và các tính năng của chúng. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét